.

ĐIỀU RĂN CỦA THẦY LÀ: ANH EM HÃY YÊU THƯƠNG NHAU NHƯ THẦY ĐÃ YÊU THƯƠNG ANH EM (Ga 15,12)

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

VÁCH ĐÁ ĐỨC TIN


Hình ảnh: VÁCH ĐÁ ĐỨC TIN

Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương

Trong những tháng vừa qua, nền kinh tế toàn cầu có phần đi xuống. Từ đó có một thuật ngữ được giới truyền thông hay nhắc đến, đó là “vách đá tài chính”. 

Chẳng hạn, khi nói đến “vách đá tài chính” của Mỹ, người ta muốn nói đến sự thâm hụt ngân sách của nền tài chính nước Mỹ có thể xảy ra vào cuối năm nay, nếu Mỹ thực hiện việc tăng thuế bắt buộc và cắt giảm chi tiêu. Liệu nền tài chính hàng đầu của thế giới này có vượt qua được “vách đá tài chính” không? Đó là chuyện của nước Mỹ.

Còn tôi, khi suy nghĩ về cụm từ “vách đá tài chính”, thì lại liên tưởng đến những “vách đá” khác, là những khó khăn thử thách trong đời sống của tôi. Những “vách đá” ấy không dễ dàng vượt qua chút nào. Hôm nay tôi chỉ xin chia sẻ về “vách đá đức tin”. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính Thiên Chúa. Lúc bình an vui sống, ta thấy Chúa thật dễ thương. Ngài là “Người Cha giàu lòng thương xót”. Mình là con cưng của Chúa. Cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc. Cha-con thương nhau thắm thiết, tưởng như không có gì có thể tách rời mối tình này.

Vậy mà cũng có lúc đức tin của ta bị hụt hẫng. Ta cảm thấy hình như không có Thiên Chúa. Khi ta đã kiên trì cầu nguyện mà không được Chúa nhận lời; Khi ta không cảm nghiệm được Chúa thương mình; Khi những biến cố đau thương cứ dồn dập đến với ta, v.v... 

Những lúc đó niềm tin của ta rất dễ lung lay, thậm chí chao đảo, mệt mỏi rã rời. Sống trong tâm trạng ấy, ta như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính Thiên Chúa. Tự sức, ta khó lòng vượt qua.

Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này như thế nào? Theo cảm nghiệm riêng tư của tôi, trong trường ấy, ta phải làm 3 điều này: Một là cầu nguyện. Hai là kiên trì cầu nguyện. Ba là cầu nguyện không ngừng. Ba điều ấy, xét cho cùng, cũng chỉ là một mà thôi: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5, 17). Thánh Phaolô chia sẻ cảm nghiệm: “Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5, 20).

Nhờ kiên trì cầu nguyện, ta mới có thể lắng nghe và đón nhận được Thánh ý Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin” này.

Thứ hai: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là tha nhân. Bình thường tha nhân là anh chị em với ta. Sống vui vẻ chan hòa “Mình với ta tuy hai mà một”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”; Và còn hơn thế nữa: “Mình về mình nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”. Hàm răng mà cũng nhớ! Tình nghĩa sao thân thương quá chừng!

Thế mà cũng có lúc tha nhân thật khó thương, nếu không muốn nói là “ghét cay ghét đắng”. Quyết “không đội trời chung”. Thật vậy, có khi ta không còn tin tưởng ở người này người kia nữa, vì họ không hợp ý với ta, thậm chí họ còn làm khổ ta quá nhiều. Có khi họ không giữ uy tín và lời hứa với ta, làm ta thất vọng ê chề. Có khi họ còn rình mò làm hại ta, kết án ta quá khắt khe, v.v… và v.v… Ta mang đầy mặc cảm, buồn đau, rón rén bước đi dưới những “ánh mắt hình viên đạn”.

Những lúc ấy, ta cảm thấy có một màu đen bàng bạc những nghi kị phủ kín đời ta. Ánh mắt ta trở nên tăm tối. Con tim ta chai cứng lại. Ta mất niềm tin vào người khác. Sống trong tâm trạng này, ta tựa như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là những người chung quanh. Tự sức, ta khó lòng vượt qua.

Sống với nhau, mà không tin nhau, đó cũng là một thứ “hỏa ngục”. Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này thế nào? Chúa dạy ta phải luôn thông cảm, luôn tha thứ và làm hòa với nhau (Mt 5). Thực vậy, có một thứ tình yêu còn quý giá hơn cả tình yêu nam nữ, tình bạn, tình thân... Đó chính là yêu thương và tha thứ cho kẻ thù của mình.

Tha thứ cho kẻ thù ư? Đó là một việc làm rất khó. Vậy mà Chúa Giêsu còn dạy ta phải yêu thương kẻ thù. Vậy, ta hãy từ bỏ ý định trả thù, để cảm thấy tự hào về bản thân mình, vì mình đã làm được một việc mà khó có ai làm được, đó là luôn tha thứ và yêu thương mọi người.

Không những thế, ta còn cảm thấy được bình an và vui tươi trong tâm hồn, vì không còn phải nghĩ cách để trả thù nữa. Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thảnh thơi. Cha ông ta thường bảo: "Thêm một người bạn còn hơn thêm kẻ thù". Hạnh phúc là thế đấy.

Nhờ luôn thông cảm, tha thứ và làm hòa với nhau, ta mới có thể đón nhận được ơn Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin”.

Thứ ba: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính mình. Kinh nghiệm cho thấy, có những ngày mình rất tự tin. Việc gì ta làm cũng thấy phấn khởi, lạc quan vui sống. Khó khăn nào ta cũng dễ dàng vượt qua. Đời ta hạnh phúc chứa chan, phơi phới ngập lòng. Đời sao đáng yêu, đáng sống quá!

Vậy mà cũng có ngày ta chẳng tin vào mình nữa; thậm chí chẳng biết mình là ai. Ta bứt rứt, loay hoay, khó chịu và tự nhủ: Tại sao tôi lại như thế này? Sao tôi có thể nói và hành động thiếu suy nghĩ như thế? Sự khôn ngoan và tế nhị vốn có của tôi ở đâu rồi? Tôi là ai? Tôi là ai?

Những lúc ấy, ta cảm thấy có một màu tím than bao phủ cả tâm trí mình, dọc dài cả ngày sống. Trong tâm trạng hoang mang trống vắng ấy, ta chẳng biết mình là ai nữa. Ta chợt rút vào cô đơn, một mình một bóng đời mình. Khi đó, ta như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính mình. Ta không tin vào mình nữa.

Mình mà không tin vào mình, thì ai dám tin vào mình? Ta không tin vào ta, thì làm sao ta có thể tin người khác và tin vào Chúa được? Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này thế nào? Chúa dạy ta phải biết tha thứ cho chính mình: “Nếu ta thú nhận tội lỗi, thì Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho ta, và sẽ thanh tẩy ta sạch mọi điều bất chính” (1 Ga 1, 9).  

Những gì đã qua, thôi, hãy để cho nó trôi vào dĩ vãng. Hãy chôn vùi quá khứ vào trái tim nhân hậu của Thiên Chúa. Phần ta, hãy thánh hóa giây phút hiện tại này. Hơn lúc nào hết, ta phải ra khỏi sự cô đơn, biết chấp nhận lỗi lầm của mình, biết chấp nhận thực trạng của mình, thì mới có thể hòa giải được với chính mình… Hãy tin đi, “qua cơn mưa trời lại sáng”.

Nhờ biết chấp nhận mình, biết hòa giải với chính mình, ta mới có thể đón nhận được ơn Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin”.

Suy nghĩ đến đây, tôi nhớ đến câu nói chí lý của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những “Vách đá” thì muôn hình vạn trạng. Nó luôn ẩn hiện trong suốt đời người. Không ai thoát được, vì nó chẳng buông tha ai. “Trẻ không tha, già không thả”. Nó bàng bạc dưới mọi hình thức, mọi nội dung, mọi lãnh vực.

“Vách đá đức tin” cũng thế. Nó luôn đồng hành với ta cứ như hình với bóng. Từ ngày ta có trí khôn cho đến giờ sau cùng. Nhưng ta tin rằng: Với ơn Chúa, với sự trợ lực của cộng đoàn và nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, chắc chắn ta sẽ vượt qua những “vách đá đức tin” trong đời sống.

“Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con” (Lc 17, 5).
 Xin được chia sẻ với các bạn những suy tư của tác giả:
Maria Vũ Nguyễn Ánh Hương

Trong những tháng vừa qua, nền kinh tế toàn cầu có phần đi xuống. Từ đó có một thuật ngữ được giới truyền thông hay nhắc đến, đó là “vách đá tài chính”.

Chẳng hạn, khi nói đến “vách đá tài chính” của Mỹ, người ta muốn nói đến sự thâm hụt ngân sách của nền tài chính nước Mỹ có thể xảy ra vào cuối năm nay, nếu Mỹ thực hiện việc tăng thuế bắt buộc và cắt giảm chi tiêu. Liệu nền tài chính hàng đầu của thế giới này có vượt qua được “vách đá tài chính” không? Đó là chuyện của nước Mỹ.
Còn tôi, khi suy nghĩ về cụm từ “vách đá tài chính”, thì lại liên tưởng đến những “vách đá” khác, là những khó khăn thử thách trong đời sống của tôi. Những “vách đá” ấy không dễ dàng vượt qua chút nào. Hôm nay tôi chỉ xin chia sẻ về “vách đá đức tin”. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính Thiên Chúa. Lúc bình an vui sống, ta thấy Chúa thật dễ thương. Ngài là “Người Cha giàu lòng thương xót”. Mình là con cưng của Chúa. Cuộc sống thật êm đềm, hạnh phúc. Cha-con thương nhau thắm thiết, tưởng như không có gì có thể tách rời mối tình này.

Vậy mà cũng có lúc đức tin của ta bị hụt hẫng. Ta cảm thấy hình như không có Thiên Chúa. Khi ta đã kiên trì cầu nguyện mà không được Chúa nhận lời; Khi ta không cảm nghiệm được Chúa thương mình; Khi những biến cố đau thương cứ dồn dập đến với ta, v.v...

Những lúc đó niềm tin của ta rất dễ lung lay, thậm chí chao đảo, mệt mỏi rã rời. Sống trong tâm trạng ấy, ta như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính Thiên Chúa. Tự sức, ta khó lòng vượt qua.

Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này như thế nào? Theo cảm nghiệm riêng tư của tôi, trong trường ấy, ta phải làm 3 điều này: Một là cầu nguyện. Hai là kiên trì cầu nguyện. Ba là cầu nguyện không ngừng. Ba điều ấy, xét cho cùng, cũng chỉ là một mà thôi: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (1 Tx 5, 17). Thánh Phaolô chia sẻ cảm nghiệm: “Trong mọi hoàn cảnh và trong mọi sự, hãy nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha” (Ep 5, 20).

Nhờ kiên trì cầu nguyện, ta mới có thể lắng nghe và đón nhận được Thánh ý Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin” này.

Thứ hai: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là tha nhân. Bình thường tha nhân là anh chị em với ta. Sống vui vẻ chan hòa “Mình với ta tuy hai mà một”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”; Và còn hơn thế nữa: “Mình về mình nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”. Hàm răng mà cũng nhớ! Tình nghĩa sao thân thương quá chừng!

Thế mà cũng có lúc tha nhân thật khó thương, nếu không muốn nói là “ghét cay ghét đắng”. Quyết “không đội trời chung”. Thật vậy, có khi ta không còn tin tưởng ở người này người kia nữa, vì họ không hợp ý với ta, thậm chí họ còn làm khổ ta quá nhiều. Có khi họ không giữ uy tín và lời hứa với ta, làm ta thất vọng ê chề. Có khi họ còn rình mò làm hại ta, kết án ta quá khắt khe, v.v… và v.v… Ta mang đầy mặc cảm, buồn đau, rón rén bước đi dưới những “ánh mắt hình viên đạn”.

Những lúc ấy, ta cảm thấy có một màu đen bàng bạc những nghi kị phủ kín đời ta. Ánh mắt ta trở nên tăm tối. Con tim ta chai cứng lại. Ta mất niềm tin vào người khác. Sống trong tâm trạng này, ta tựa như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là những người chung quanh. Tự sức, ta khó lòng vượt qua.

Sống với nhau, mà không tin nhau, đó cũng là một thứ “hỏa ngục”. Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này thế nào? Chúa dạy ta phải luôn thông cảm, luôn tha thứ và làm hòa với nhau (Mt 5). Thực vậy, có một thứ tình yêu còn quý giá hơn cả tình yêu nam nữ, tình bạn, tình thân... Đó chính là yêu thương và tha thứ cho kẻ thù của mình.

Tha thứ cho kẻ thù ư? Đó là một việc làm rất khó. Vậy mà Chúa Giêsu còn dạy ta phải yêu thương kẻ thù. Vậy, ta hãy từ bỏ ý định trả thù, để cảm thấy tự hào về bản thân mình, vì mình đã làm được một việc mà khó có ai làm được, đó là luôn tha thứ và yêu thương mọi người.

Không những thế, ta còn cảm thấy được bình an và vui tươi trong tâm hồn, vì không còn phải nghĩ cách để trả thù nữa. Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, thảnh thơi. Cha ông ta thường bảo: "Thêm một người bạn còn hơn thêm kẻ thù". Hạnh phúc là thế đấy.

Nhờ luôn thông cảm, tha thứ và làm hòa với nhau, ta mới có thể đón nhận được ơn Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin”.

Thứ ba: Đôi khi ta phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính mình. Kinh nghiệm cho thấy, có những ngày mình rất tự tin. Việc gì ta làm cũng thấy phấn khởi, lạc quan vui sống. Khó khăn nào ta cũng dễ dàng vượt qua. Đời ta hạnh phúc chứa chan, phơi phới ngập lòng. Đời sao đáng yêu, đáng sống quá!

Vậy mà cũng có ngày ta chẳng tin vào mình nữa; thậm chí chẳng biết mình là ai. Ta bứt rứt, loay hoay, khó chịu và tự nhủ: Tại sao tôi lại như thế này? Sao tôi có thể nói và hành động thiếu suy nghĩ như thế? Sự khôn ngoan và tế nhị vốn có của tôi ở đâu rồi? Tôi là ai? Tôi là ai?

Những lúc ấy, ta cảm thấy có một màu tím than bao phủ cả tâm trí mình, dọc dài cả ngày sống. Trong tâm trạng hoang mang trống vắng ấy, ta chẳng biết mình là ai nữa. Ta chợt rút vào cô đơn, một mình một bóng đời mình. Khi đó, ta như người đang phải đối diện với “vách đá đức tin” là chính mình. Ta không tin vào mình nữa.

Mình mà không tin vào mình, thì ai dám tin vào mình? Ta không tin vào ta, thì làm sao ta có thể tin người khác và tin vào Chúa được? Vậy ta phải vượt qua “vách đá đức tin” này thế nào? Chúa dạy ta phải biết tha thứ cho chính mình: “Nếu ta thú nhận tội lỗi, thì Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho ta, và sẽ thanh tẩy ta sạch mọi điều bất chính” (1 Ga 1, 9).

Những gì đã qua, thôi, hãy để cho nó trôi vào dĩ vãng. Hãy chôn vùi quá khứ vào trái tim nhân hậu của Thiên Chúa. Phần ta, hãy thánh hóa giây phút hiện tại này. Hơn lúc nào hết, ta phải ra khỏi sự cô đơn, biết chấp nhận lỗi lầm của mình, biết chấp nhận thực trạng của mình, thì mới có thể hòa giải được với chính mình… Hãy tin đi, “qua cơn mưa trời lại sáng”.

Nhờ biết chấp nhận mình, biết hòa giải với chính mình, ta mới có thể đón nhận được ơn Chúa, để có sức vượt qua “vách đá đức tin”.

Suy nghĩ đến đây, tôi nhớ đến câu nói chí lý của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Những “Vách đá” thì muôn hình vạn trạng. Nó luôn ẩn hiện trong suốt đời người. Không ai thoát được, vì nó chẳng buông tha ai. “Trẻ không tha, già không thả”. Nó bàng bạc dưới mọi hình thức, mọi nội dung, mọi lãnh vực.

“Vách đá đức tin” cũng thế. Nó luôn đồng hành với ta cứ như hình với bóng. Từ ngày ta có trí khôn cho đến giờ sau cùng. Nhưng ta tin rằng: Với ơn Chúa, với sự trợ lực của cộng đoàn và nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, chắc chắn ta sẽ vượt qua những “vách đá đức tin” trong đời sống.

“Lạy Chúa, con tin, nhưng xin thêm đức tin cho con” (Lc 17, 5).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

- Cảm ơn các bạn ghé thăm và comment
* Các bạn có thể copy link hình và dán trực
tiếp vào ô comment mà không cần dùng thẻ * .
(Lưu ý: Định dạng đuôi ảnh 'JPG','GIF','PNG','BMP')

Lời nguyện

Xin đừng làm rạng rỡ chúng con
Vâng lạy Chúa, xin đừng
Nhưng xin cho danh Ngài rạng rỡ
Bởi vì Ngài thành tín yêu thương
(Tv.115,1)(113b)