Trích tập truyện ngắn: "Đường Về Thượng Trí"
Tác giả : Lm. Nguyễn Tầm Thường, SJPhiên tòa hôm nay không có gì hào hứng, ngoài quan tòa, luật sư buộc tội, chống án, chỉ có dăm bẩy người ngồi ở mấy ghế gỗ phía cuối đợi xem phiên xử. Vị chánh án mở hồ sơ, hỏi bị cáo:
- Ông bị tố cáo là ăn cắp đồ thánh của đền thờ. Ông có điều gì muốn trình bày không?
- Thưa quan tòa tôi không phải là quân gian phi.
Quan tòa quay ra phía kẻ tố cáo hỏi:
- Xin ông kể lại diễn tiến của sự việc.
Vị linh mục tuổi độ ngũ tuần bước ra giữa, tay cầm một tập hồ sơ. Ông đang định mở ra đọc thì quan tòa yêu cầu ông gập tập hồ sơ lại, chỉ kể bằng trí nhớ. Vị linh mục hơi ấp úng một chút, rồi cũng bắt đầu:
- Thưa quan tòa, chính mắt tôi không trông thấy. Khi tôi tới tháp chuông thì bị can đã bị bắt. Nhân chứng nhìn rõ sự việc là ông X. cũng có mặt đây.
Vị linh mục quay về phía ông X. đang ngồi ở hàng ghế thứ hai. Ngài chìa tay về phía ông X. để cho quan tòa biết, rồi lại tiếp tục trình bày:
- Lúc đó khoảng tám giờ tối. Tôi đang ở trên gian cung thánh, sắp sửa khóa cửa nhà thờ, bỗng nghe thấy xôn xao ở tháp chuông. Tôi tới nơi thì thấy ông X. và bị cáo đang giằng co, lớn tiếng với nhau.
Quan tòa hỏi vị linh mục:
- Vậy ngài có đồng quan điểm với ông X. là bị cáo đây đã dự định ăn cắp quả chuông?
Vị linh mục lưỡng lự rồi đáp:
- Tôi nghĩ như vậy! Thưa quan tòa, kể từ mấy tháng nay nhiều vụ mất cắp đã xẩy ra ở nhà xứ. Tuần trước chúng tôi cũng mới mất một bình hương cổ rất quý.
Người luật sư biện hộ cho bị can nóng nẩy đứng dậy đáp trả:
- Xin lỗi linh mục, đó là điều vô lí! Bị can chỉ có một mình, với thân hình tiều tụy, ốm yếu như thế này làm sao bị can có thể ăn cắp được quả chuông nặng cả mấy trăm kí lô!
Vị linh mục chưa tìm được câu trả lời thích hợp thì quan tòa đã gõ chiếc búa xuống bàn ra hiệu cho luật sư biện hộ im lặng:
- Yêu cầu luật sư im để bên công tố trình bày.
Người luật sư trẻ ngồi xuống, tức tối. Quan tòa ra hiệu cho linh mục về chỗ rồi gọi ông X.
- Có phải ông là người đã bắt quả tang bị cáo đây?
- Thưa quan tòa, đúng thế!
- Xin ông trình bày sự việc, yêu cầu ông kể rành mạch từng chi tiết theo thứ tự thời gian từ ban đầu.
- Thưa quan tòa, khi tôi tới tháp chuông thì trông thấy tên ăn cắp này đang tháo dây chuông. Hắn mang theo một con dao găm và một túi vải đồ nghề đủ các thứ kìm, búa, chìa khóa...
Vị quan tòa quay qua phía bị cáo hỏi:
- Ðiều cáo trên đây có đúng không?
Bị cáo buồn phiền nhìn quan tòa, bình thản thưa:
- Thưa quan tòa không! Tôi chỉ có con dao và túi vải, nhưng túi vải là túi đựng quần áo của tôi, tôi không có kìm, búa, và bất cứ chìa khóa nào. Tôi cũng có thêm một khúc dây thép mà ông X. đã không nói tới. Tôi mới leo lên gần tới sàn gác chuông, chưa tới nơi thì ông X. ở trên lầu chuông leo xuống rồi ông đạp tôi ngã từ cầu thang và đổ tội cho tôi ăn cắp, chứ không phải là ông leo ở dưới lên như ông vừa trình bày.
Quan tòa ghi chép rồi quay về phía linh mục hỏi:
- Thưa linh mục, ngài đã về xứ đạo được bao lâu?
- Thưa quan tòa, mười hai năm.
- Có phải ngài là người xây tháp chuông không?
- Không phải tôi, nhưng tôi tu bổ và sửa lại lầu chuông hầu như hoàn toàn.
- Xin linh mục tả cho chúng tôi biết về lầu chuông như thế nào.
- Thưa quan tòa, cả lầu chuông được xây nối liền với nhà thờ ở căn cuối cùng. Muốn lên lầu chuông phải qua cửa nhà thờ, rồi lên gác hát của ca đoàn. Từ gác hát có một cầu thang gỗ nhỏ, đủ để hai người đi, dẫn lên tháp chuông. Còn lầu gỗ, nơi để đặt quả chuông thì rộng bằng hai manh chiếu. Sàn của lầu chuông lát bằng gỗ thông. Ðủ làm chỗ ngủ cho chừng dăm, ba người. Muốn leo lên sàn chuông thì phải mở một nắp như nắp hầm.
Ông X. thêm vào:
- Vì thế lầu chuông có thể là chỗ ngủ đêm của bọn vô gia cư!
Ông ta ngừng nói trước khi quan tòa đập búa ra lệnh cho ông không được nói khi chưa có phép. Vị quan tòa quay lại hỏi bị can:
- Ông lên tháp chuông làm gì vào giữa đêm tối như vậy?
-Thưa quan tòa, cả câu chuyện thì dài dòng, quan tòa có thể cho tôi trình bày hết?
Vị quan tòa để xệ cặp kính lão, nheo mắt nhìn phạm nhân từ đầu đến chân như muốn lục lọi trong con người này những điều kì dị. Ngần ngừ. Ông ra lệnh:
- Hãy trình bày đầu đuôi:
- Thưa quan tòa, ngày còn bé tôi là cậu nhỏ chiều nào cũng giật chuông. Tiếng chuông đã là một phần đời của tôi. Tiếng chuông đã thấm vào trọn vẹn hồn xác tôi. Những buổi chiều không có tiếng chuông cầu nguyện tôi thấy khắc khoải, đời tôi như thiếu vắng một cái gì gần gũi và linh thiêng lắm. Tôi yêu những lầu chuông. Tôi yêu những tiếng chuông đồng. Giã từ tuổi thơ, tôi phiêu bạt khắp nẻo đường nhưng bao giờ cũng nhớ về lầu chuông xưa. Có những chiều tôi thường lẻn lên lầu chuông ngủ qua đêm khi tôi đi đường. Lầu chuông là nơi tôi trú mưa, lầu chuông che tôi khỏi nắng. Khi còn nhỏ thì lầu chuông là nơi tuổi thơ nô đùa. Lớn lên, khi đủ tuổi khôn thì lầu chuông vẫn nhắc nhở tôi về tiếng gọi của Thượng Ðế trên cao. Trong những ngày phiêu bạt, tôi đã dừng lại biết bao nhiêu lầu chuông và tôi đã đánh bóng không biết bao nhiêu quả chuông đồng bị mưa nắng làm sét hoen rỉ. Khi tôi qua đây vào một buổi chiều, tôi cũng ước mong được nghe tiếng chuông, nhưng chiều qua, không gian lặng lẽ hiu hắt. Tôi không hiểu vì sao không ai giật chuông. Tôi đã leo lên lầu gỗ và thấy giây chuông đã bị đứt, quả chuông đã bị mạng nhện chăng kín. Quả chuông đã bị lãng quên từ lâu ngày. Tôi thấy xót xa cho Thượng Ðế trên thập giá. Ngài chẳng có ai chuyện trò, chỉ có mỗi tiếng chuông mà nay lầu chuông cũng im vắng. Vì thế tôi đã tìm khúc giây thép này để mong tìm cách nối lại giây chuông xưa.
Lời nói của gã bị can chỉ lớn đủ để mọi người nghe. Gã ốm yếu. Trông bên ngoài không ai có thể nghĩ là hắn lại có những tư tưởng lạ lùng như thế. Ông già ngồi ở hàng ghế cuối cùng, hai tay cầm gậy tre run run, xúc động vì tâm sự của bị can. Gã luật sư nhìn lơ đãng qua cửa sổ. Vị linh mục cúi đầu trầm tư không nói gì. Ông chánh án ra hiệu cho mọi người chú ý, bỏ chiếc kính lão xuống bàn, ông nhìn tất cả mọi người hỏi:
- Ông ta bị cáo là ăn trộm. Nhưng chỉ có một nhân chứng là ông X. còn ai biết gì nữa không?
Ông X. mừng như bắt được cơ may hiếm có để vội kết tội gã đàn ông đang đứng lo xo trên kia cho xong chuyện. Vừa chợt định giơ tay minh xác là còn một nhân chứng nữa, nghĩ sao ông lại dừng lại. Sau đó ông mới hối hận đã hơi quá vội vàng với ý nghĩ điên rồ ấy. Ông giữ kín nhân chứng thứ hai này không hề nói cho ai hay trong suốt đời ông.
Nhớ lại đêm đó, khi gã tội nhân tới gần sàn chuông thì ông X. ở trên đi xuống mở nắp ván và gã nghe có giọng nói phụ nữ trên gác chuông. Như thế, ngoài ông X. còn nhân vật thứ hai. Nhưng nhân vật này không hề xuất hiện cho dù sau khi ông X. đã túm cổ áo hắn la lối và vị linh mục đã đến.
Im lặng như tờ. Vị quan tòa dáo dác nhìn khắp phòng, gõ chiếc búa gỗ xuống bàn kết luận:
- Không hẳn là đủ điều kiện để buộc tội bị cáo ăn cắp chuông. Nhưng cũng không đủ chứng cớ để chứng tỏ bị cáo là người ngay. Dựa vào lời khai của linh mục, nhà thờ đã bị mất cắp nhiều lần trong những tuần lễ vừa qua. Bị can là người "phiêu bạt" như lời tự thú. Xét theo luật pháp và bị can đã xác nhận là đã lẻn lên lầu chuông hai lần vào đêm khuya. Xâm phạm giáo đường trong đêm vắng không có phép của linh mục quản nhiệm là điều phạm pháp. Quan tòa xin kết thúc: Ba năm cải hóa!
Tiếng búa khô khan đập xuống bàn không gây nổi tiếng động. Riêng ông già dự kiến, chậm rãi cúi tìm cây gậy tre, mò từng bước chậm ra cửa, ánh sáng chiếu rõ hai giọt lệ còn đọng trên gò má nhăn nheo.
...
( Còn tiếp)
Mai Ka ơi - mới hết phần 1 hả -chưa thấy CHúa đâu nhỉ -
Trả lờiXóaTrong cuộc sống hằng ngày, có đôi khi ta cũng không thấy, không nhận ra Chúa đâu. Khi cái tôi trong lòng con người lớn quá, nên che mất Chúa rồi.
XóaTặng MK trái cây miền tây nà "
Trả lờiXóahttp://media6.tiin.vn/media01/4ecda874f3335/2013/07/16/c9fb4943-927e-49fe-a0f0-ed50f8ef1554.jpg
Thanks Cún nha ! Chôm chôm miền Tây nhìn đã con mắt, ngon quá à ! chẹp chẹp...
XóaAnh đang chờ xem người phụ nữ ấy ...là ai? hehe!
Trả lờiXóaChắc cũng ở đâu đó quanh đây thôi anh à ! hihi...hổng chừng là...! Cuộc sống muôn màu !
XóaCó những người lấy lỗi nhỏ của người khác ra làm bình phong đễ che đậy những lỗi lầm xấu xa của mình anh nhỉ.